Biên niên cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980)

Năm 1888: sinh ngày 20 tháng 8 tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, Tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Năm 1906: lên Sài Gòn học việc và làm thợ.
Năm 1912: tham gia lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son và vận động học sinh trường Cơ khí Á Châu (còn gọi là trường Bá Nghệ - nay là trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng) bãi khóa.
Năm 1915 – 1917: học thợ máy ở trường Cơ khí Á Châu, nhưng chưa học xong đã bị động viên sang Pháp làm lính thợ phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tôn Đức Thắng làm việc trên chiến hạm France, xưởng Arsenal, quân cảng Toulon.
Năm 1919: tham gia phản chiến trên chiến hạm France tại Biển Đen.
Năm 1920: bị trục xuất khỏi nước Pháp, về Sài Gòn, thành lập Công hội bí mật, lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son, tháng 8 năm 1925.
Năm 1926: tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - tổ chức tiền thân của Đảng.
Năm 1927: được bầu vào Ban Chấp hành Thành bộ Sài Gòn - Chợ Lớn và Kỳ bộ Nam Kỳ.
Cuối năm 1929: bị thực dân Pháp bắt trong vụ án Barbier, bị kết án 20 năm khổ sai, đày ra Côn Đảo.
Năm 1945: Sau Cách mạng Tháng Tám, trở về đất liền tham gia Ủy Ban kháng chiến miền Nam.
Năm 1946: Đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phó Hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam.
Năm 1947: Tổng thanh tra Chính phủ, quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Năm 1948: Quyền Trưởng Ban thường trực Quốc hội, Trưởng Ban Vận động thi đua ái quốc Trung ương.
Năm 1950: Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô.
Năm 1951: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt.
Năm 1955: Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới, Chủ tịch danh dự Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam.
Năm 1960: Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Năm 1969: Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Năm 1976: Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Năm 1980: Qua đời vào ngày 30/3 tại Hà Nội, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng vinh dự được nhận Huân chương Sao vàng - Huân chương cao quý nhất của nước Việt Nam, Huân chương Lê-nin của Liên Xô, Huân chương Soukhe - Bator của Mông Cổ và nhiều phần thưởng cao quý khác.
- Cuộc thi trực tuyến
- Chương trình giáo dục trực tuyến
- Sách “Một số di tích và địa điểm lưu niệm tiêu biểu về Chủ tịch Tôn Đức Thắng”
- Khai mạc triển lãm chuyên đề “Bác Tôn với Quốc hội khóa I (1946 -1960)”
- Đại hội Công đoàn Cơ sở thành viên Bảo tàng Tôn Đức Thắng lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023 - 2028
- Sách “Tôn Đức Thắng - Người cộng sản mẫu mực biểu tượng của đại đoàn kết”
- Công tác truyền thông của Bảo tàng Tôn Đức Thắng
- Bác Tôn với Quân đội nhân dân Việt Nam
- Khai mạc đường sách Tết Qúy Mão 2023
- Lãnh đạo Thành phố dâng hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhân dịp Xuân Quý Mão
Đăng ký tham quan