Tọa đàm khoa học "Nghiên cứu Sưu tầm - Cách tiếp cận lịch sử và phương pháp mới"

Tọa đàm khoa học "Nghiên cứu Sưu tầm - Cách tiếp cận lịch sử và phương pháp mới"

Ngày đăng: 03/01/2024
In Trang
Cỡ chữ

         Để công tác sưu tầm đáp ứng cho nội dung trưng bày trong dự án xây mới bảo tàng, và cũng nhằm định hướng, nhiệm vụ và giải pháp cho công tác sưu tầm để chuẩn bị tốt nhất cho trưng bày tương lai, Bảo tàng Tôn Đức Thắng đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học "Nghiên cứu sưu tầm - cách tiếp cận lịch sử và phương pháp mới " (hướng đến chuẩn bị trưng bày mới ở Bảo tàng Tôn Đức Thắng) vào ngày 16/12/2019, với sự tham dự của các viên chức làm công tác sưu tầm ở các bảo tàng tại TPHCM; Phòng Quản lý di sản văn hóa thuộc Sở Văn hóa và Thể thao, Ban Quản lý Khu Lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở An Giang, dưới sự chủ trì của 2 chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực di sản, bảo tàng là Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa (Nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa - Bộ Văn hóa, Thề thao và Du lịch) và PGS. Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa (Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam).
         Đây là dịp để Bảo tàng Tôn Đức Thắng học hỏi kinh nghiệm từ những chia sẻ của chuyên gia về cách tiếp cận trong trưng bày mới theo phương pháp diễn giải chứ không phải trình bày miêu tả, đặt tư liệu hiện vật trong không gian và bối cảnh lịch sử để kể những câu chuyện với thông điệp cụ thể, câu chuyện gắn liền với thời đại, câu chuyện cá nhân phản ánh đất nước, từng địa phương, có mục tiêu và mong muốn chạm tới trái tim khách tham quan. Muốn làm trưng bày đòi hỏi phải nghiên cứu lịch sử một cách khoa học, nghiêm túc thận trọng và khách quan. Cần tìm hiểu đánh giá nhu cầu khách tham quan theo từng nhóm xã hội khác nhau, lứa tuổi khác nhau, họ muốn gì, tìm hiểu gì khi đến bảo tàng, tức đổi mới phải đặt vào bối cảnh nhu cầu của khách tham quan.
         Trên cơ sở đổi mới trưng bày thì công tác sưu tầm không chỉ là cung cấp những thông tin mà phải nghiên cứu thật kỹ, sâu, mở rộng phạm vi, đối tượng, chủ thể sưu tầm. Từ những tư liệu hiện vật, nghiên cứu bản chất vấn đề liên quan để đáp ứng nội dung trưng bày. Vì vậy, phải có chiến lược sưu tầm, xây dựng kế hoạch sưu tầm theo từng chủ đề cụ thể. Tại buổi tọa đàm các cán bộ làm công tác sưu tầm ở các bảo tàng đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động từ đơn vị mình rất nhiệt tình, sôi nổi, góp phần làm cho buổi tọa đàm đạt hiệu quả thiết thực.

    Một số ảnh của buổi tọa đàm:

    Ghi rõ nguồn baotangtonducthang.vn khi phát hành lại thông tin từ nguồn này.

    Bài viết khác

    Giờ mở cửa

    Bảo tàng Tôn Đức Thắng tổ chức phục vụ hoạt động thăm viếng, dâng hoa, dâng hương, tham quan hệ thống trưng bày giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng (số 5 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) từ ngày 03 tháng 01 năm 2025 (Các ngày trong tuần trừ Thứ Hai).
    Buổi sáng: Từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, 
    Buổi chiều: Từ 13 giờ đến 17 giờ.

     

    Địa chỉ

    Xem bản đồ chỉ đường
    Đăng ký tham quan