Bảo tàng Tôn Đức Thắng xây dựng "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh"

Bảo tàng Tôn Đức Thắng xây dựng "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh"

Ngày đăng: 03/01/2024
In Trang
Cỡ chữ

    Nguyễn Đình Phấn
    Di sản viên hạng III, Phòng Kiểm kê - Bảo quản Bảo tàng Tôn Đức Thắng

    Phát huy giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thấm sâu vào từng đảng viên, viên chức, người lao động, đoàn viên - thanh niên Bảo tàng Tôn Đức Thắng thông qua việc nâng cao hiệu quả thực hiện chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính Trị về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại đơn vị, tạo sự lan tỏa sâu, rộng trong cộng đồng xã hội.

    Bên cạnh đó Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định phương hướng: “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một không gian văn hóa Hồ Chí Minh, nơi tư tưởng, đạo đức, phong cách và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hiện hữu thường xuyên, trở thành tài sản tinh thần, giá trị văn hóa đặc trưng của người dân, cán bộ, đảng viên của thành phố mang tên Bác”. Điều đó có nghĩa là, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu những giá trị, niềm tự hào thông qua những chương trình, công trình, việc làm cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế - văn hóa của Thành phố. Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh là một chủ trương sáng tạo của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, không chỉ đáp ứng mong muốn của người dân mà còn nhằm thông qua đó làm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nếp sống, đặc trưng văn hóa của đảng viên và nhân dân Thành phố. Với phạm vi rộng, tính chất khá toàn diện, việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
    Văn bản số 2535/SVHTT-XDNSVHGĐ ngày 22 tháng 6 năm 2022 của Sở Văn hóa và Thể thao về triển khai thực hiện xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025 đã triển khai tới từng đơn vị trực thuộc và Bảo tàng Tôn Đức Thắng cũng không ngoại lệ; Kế hoạch số 05/KH-CĐBTTĐT ngày 10 tháng 11 năm 2022 của Công đoàn cơ sở thành viên Bảo tàng Tôn Đức Thắng về việc thực hiện “Xây dựng Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh” tại đơn vị, kế hoạch này được Công đoàn triển khai tới từng viên chức, người lao động đoàn viên - thanh niên tại đơn vị.
    Trước hết là việc tuyên truyền, phổ biến cho mỗi đảng viên, viên chức, người lao động, đoàn viên - thanh niên tại đơn vị cần phải hiểu rõ, hiểu sâu “Không gian Văn hóa” và “Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh” là gì?
    Không gian văn hóa là môi trường văn hóa tiêu biểu, đặc sắc, gắn liền với một không gian, thời gian, vùng lãnh thổ hay một cộng đồng người cụ thể nào đó như Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên (nơi sử dụng cồng chiêng và các yếu tố liên quan); Không gian văn hóa Sách (nơi có chứa những yếu tố về sách và văn hóa đọc) Không gian văn hóa đờn ca tài tử Nam Bộ (nơi tập trung loại hình nghệ thuật đờn ca và các yếu tố gắn liền với nó)... “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” được hiểu là một khu vực địa lý, dân cư cụ thể mà ở đó chứa đựng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là không gian văn hóa mang đậm những đặc trưng tính cách, tình cảm, hồn cốt của con người địa phương mà ở đó, văn hóa Hồ Chí Minh hiện hữu, để bất cứ ai khi cũng sẽ cảm nhận được; Điều đó có nghĩa là Không gian văn hóa làm cho mọi người hiểu biết sâu sắc về thân thế, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa khẳng định sức mạnh của văn hóa Việt Nam, qua đó thực hiện công tác tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới gắn với việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18-5-2021, của Bộ Chính trị về tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
    “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” là nơi tỏa sáng tư tưởng, đạo đức, phong cách, lối sống của Bác. Đây là nơi tổng hòa nhiều yếu tố từ vật chất đến tinh thần. Xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” còn bao hàm việc xây dựng lối sống đạo đức, cách ứng xử đầy nghĩa tình, hướng đến mục tiêu xây dựng, giáo dục cho đảng viên, viên chức, người lao động, đoàn viên - thanh niên Bảo tàng Tôn Đức Thắng trở thành người có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp, biết yêu thương, sáng tạo, năng động trong công việc và cuộc sống. Mục tiêu xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng “là nhằm phát huy giá trị văn hóa Hồ Chí Minh thông qua cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong viên chức, người lao động, đoàn viên - thanh niên tại đơn vị. Xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” là xây dựng cả văn hóa về Người trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, từ đó, củng cố các giá trị văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện cho Đảng viên, Viên chức, người lao động, đoàn viên - thanh niên tại đơn vị phát triển toàn diện về nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh. Đây là nguồn sức mạnh nội sinh, tạo động lực cho công cuộc, xây dựng và phát triển.
    Bằng nhiều hình thức khác nhau, công tác triển khai, xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng được tiến hành từ lâu và khá rộng rãi, không chỉ dừng lại ở chính quyền và các đoàn thể, mà lan tỏa đến từng cá nhân… Hiện nay, Bảo tàng Tôn Đức Thắng đã và đang thực hiện “Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh” với nội dung đa dạng, hình thức phong phú và các hoạt động thiết thực khác, có thể kể đến một số hoạt động sau:
    Một là, Bảo tàng Tôn Đức Thắng đã thực hiện các buổi sinh hoạt chính trị dưới Cờ vào tháng thứ 2 hàng tháng tại đơn vị; Sinh hoạt học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại các buổi sinh hoạt của Chi bộ; Các cuộc thi tìm hiểu về học tập và làm theo Bác Hồ - Bác Tôn. Tại đây đảng viên, viên chức, người lao động, đoàn viên - thanh niên có dịp chia sẻ các câu chuyện liên quan tới Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng; Các gương người tốt, việc tốt và các gương điển hình tiên tiến nhằm giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Thương yêu, giúp đỡ nhau; Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị cũng như nhiệm vụ chuyên môn; Xây dựng đội ngũ đảng viên, viên chức, người lao động, đoàn viên - thanh niên có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, tận tụy, trách nhiệm, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân tuyên truyền, nhân rộng các tấm gương điển hình về học tập và làm theo gương Bác.

     


    Đoàn viên Chi đoàn Bảo tàng Tôn Đức Thắng sinh hoạt dưới Cờ sáng Thứ Hai


    Hai là, Bảo tàng Tôn Đức Thắng đã xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” bằng các việc làm hết sức cụ thể và thiết thực mang lại hiệu quả rất cao như: Chính quyền, Công đoàn tổ chức các hoạt động chăm lo cho viên chức, người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn tại đơn vị; Chi đoàn dọn dẹp bồn cây trước cửa cơ quan bảo vệ môi trường, tạo không gian xanh trên bàn làm việc; Hạn chế sử dụng các đồ nhựa; Biểu dương gương điển hình trong phong trào học tập và làm theo lời Bác; Thực hiện các cuộc triển lãm lưu động với chủ đề “Bác Hồ - Bác Tôn” tại các trường học, khu công nghiệp, trung tâm văn hóa trên địa bàn Thành phố và địa phương lân cận; Cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm giải quyết kịp thời những bức xúc của viên chức, người lao động tại đơn vị.
    Ba là, Công đoàn và Chi đoàn với sự giúp đỡ của chính quyền đã phối hợp thực hiện triển lãm, trưng bày ảnh, tư liệu, sách về cuộc đời, hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh); Vận động quyên góp sách và xây dựng tủ sách Bác Hồ nhằm khuyến khích phát triển văn hóa đọc trong viên chức, người lao động, đoàn viên - thanh niên tạo hiệu ứng tích cực để đưa việc giới thiệu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu. Triển lãm “Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh” tại đơn vị đã thu hút đảng viên, viên chức, người lao động tham quan, tìm hiểu, học tập. Không chỉ vậy, Bảo tàng đã ứng dụng mã QR vào việc tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chính quyền và đoàn thể đã chia sẻ “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” lên mạng qua các hình thức chia sẻ lên fanpage Chi đoàn, fanpage Đoàn Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố qua đó các cá nhân, đoàn viên, thanh niên trong Sở đều có thể tiếp cận, tìm hiểu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

     


    Viên chức Bảo tàng Tôn Đức Thắng tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh


    Xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” bằng những việc làm cụ thể trong thời gian qua Bảo tàng Tôn Đức Thắng đã đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:
    Xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” đã mang lại hiệu quả tích cực; giúp đảng viên, viên chức, người lao động, đoàn viên - thanh niên tại đơn vị có điều kiện tiếp cận các thông tin với các nội dung khá đầy đủ và chi tiết về “Quê hương gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh”; “Hành trình tìm đường cứu nước”; “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”; “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh - noi gương Chủ tịch Tôn Đức Thắng”.
    Bên cạnh đó việc xây dựng “Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh” thì yếu tố tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được hiện hữu thường xuyên tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng. Chính những giá trị ấy góp phần tạo nên văn hóa, sức mạnh tinh thần của cá nhân tại đơn vị trong tình hình hiện nay. Cụ thể hóa những yêu cầu đó, đội ngũ đảng viên, viên chức, người lao động, đoàn viên - thanh niên tại đơn vị không ngừng hoàn thiện bản thân theo tấm gương Bác Hồ. Thực hiện tốt nhiệm vụ tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và chuyên môn của đơn vị.
    Tuy nhiên việc xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại nơi làm việc tạm của Bảo tàng Tôn Đức Thắng vẫn còn những hạn chế nhất định như bố trí tại không gian là phòng họp chưa được trang trọng; Việc ứng dụng công nghệ vào triển lãm không gian văn hóa Hồ Chí Minh còn nhiều hạn chế; Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại đơn vị đã triển khai nhưng cần đa dạng và có chiều sâu nhiều hơn nữa. Thông qua một số vấn đề tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, nhất là từ sau khi bùng phát dịch Covid 19 thì vấn đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cần phải quan tâm và đẩy mạnh, do đó cần có giải pháp phù hợp để tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức trong đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về mục đích, yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh.
    Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh là việc thực hiện xây dưng các hệ giá trị về văn hóa và con người Thành phố những đặc trưng tính cách, tình cảm với các hệ giá trị riêng biệt, nơi văn hóa Hồ Chí Minh hiện hữu, trở thành nếp sống, đặc trưng văn hóa của đảng viên và nhân dân Thành phố; Điều đó có nghĩa là xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh làm cho mọi người hiểu biết sâu sắc về thân thế, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa khẳng định sức mạnh của văn hóa Việt Nam, qua đó thực hiện công tác tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên - thanh niên Thành phố thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra xây dựng Thành phố thành "không gian văn hóa Hồ Chí Minh" với mục tiêu "làm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nếp sống, đặc trưng văn hóa của đảng viên và nhân dân Thành phố".
    Xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng là làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ - Bác Tôn, hai con người, cùng một chí hướng, là hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết Bắc - Nam, cho khối đại đoàn kết dân tộc và đại biểu cho ý chí độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Bác Hồ -Bác Tôn là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Noi theo tấm gương đạo đức của hai Bác, viên chức, người lao động, đoàn viên - thanh niên Bảo tàng Tôn Đức Thắng cùng ra sức thi đua đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ - Bác Tôn, cùng suy ngẫm lại mình, cùng vươn lên trong lao động, học tập, làm nhiều việc tốt... để cuộc sống ngày càng tốt đẹp.
    Xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng suy cho cùng cũng là để mỗi đảng viên, viên chức, người lao động, đoàn viên - thanh niên luôn gương mẫu, tiên phong trong thực hiện chức trách nhiệm vụ, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, như lời Bác viết cách đây 78 năm, vào ngày 12 tháng 10, năm 1945, trên bài báo đầu đề “Sao cho được lòng dân?”, ký tên Chiến Thắng, đăng trên báo Cứu Quốc, tiền thân của báo Đại Đoàn Kết ngày nay là: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”.

    Tài liệu tham khảo:
    (1) Hoài Nam: “Phát huy giá trị không gian văn hóa Hồ Chí Minh”, https://www.sggp.org.vn/phat-huy-gia-tri-khong-gian-van-hoa-ho-chi-minh-826205.html, ngày truy cập 15-4-2023
    (2) Nguyên Thịnh: “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh từ góc nhìn thực tiễn ở cơ sở”, https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/xay-dung-khong-gian-van-hoa-ho-chi-minh-tu-goc-nhin-thuc-tien-o-co-so-1491895808, ngày truy cập 15-4-2023
    (3) Gia Mỹ: “Sáng tạo trong xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh”, https://nhandan.vn/sang-tao-trong-xay-dung-khong-gian-van-hoa-ho-chi-minh-post706639.html, ngày truy cập 15-4-2023
    (4) Thành Cường, “Hướng tới “không gian văn hóa Hồ Chí Minh” https://hcm.qdnd.vn/van-hoa-the-thao/huong-toi-khong-gian-van-hoa-ho-chi-minh-487052, ngày truy cập 15-4-2023
    (5) Nguyên Thịnh: “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh từ góc nhìn thực tiễn ở cơ sở”, https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/xay-dung-khong-gian-van-hoa-ho-chi-minh-tu-goc-nhin-thuc-tien-o-co-so-1491895808, ngày truy cập 15-4-2023

    Ghi rõ nguồn baotangtonducthang.vn khi phát hành lại thông tin từ nguồn này.

    Giờ mở cửa

         Hiện nay, Bảo tàng Tôn Đức Thắng đang trong giai đoạn thực hiện dự án xây dựng mới nên chưa phục vụ khách tham quan. Bảo tàng phục vụ công chúng dâng hương và tham quan tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 01 đường Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh) vào các ngày trong tuần (trừ thứ Hai)

    Sáng: 7 giờ 30 đến 11 giờ 30.

    Chiều: 13 giờ 30 đến 17 giờ.

     

    Địa chỉ

    Xem bản đồ chỉ đường
    Đăng ký tham quan