Tọa đàm khoa học chủ đề "Giải pháp tăng cường hoạt động truyền thông tương tác đối với Bảo tàng Tôn Đức Thắng"

Tọa đàm khoa học chủ đề "Giải pháp tăng cường hoạt động truyền thông tương tác đối với Bảo tàng Tôn Đức Thắng"

Ngày đăng: 15/11/2024
In Trang
Cỡ chữ

    Hướng đến kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024),sáng ngày 15/11/2024 Bảo tàng Tôn Đức Thắng phối hợp cùng Khoa Truyền thông và Khoa Di sản Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm khoa học “Giải pháp tăng cường hoạt động truyền thông tương tác đối với Bảo tàng Tôn Đức Thắng” với mục đích học hỏi những kinh nghiệm trong hoạt động truyền thông từ chia sẻ của các bảo tàng, trung tâm bảo tồn di tích, các công ty truyền thông, các trường học đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các ý kiến đóng góp từ những chuyên gia, các nhà khoa học, các giảng viên, và đặc biệt là các bạn trẻ - thế hệ tương lai của đất nước để Bảo tàng Tôn Đức Thắng thấy rõ cơ hội, thách thức và lựa chọn hướng tiếp cận phù hợp cho hoạt động truyền thông của Bảo tàng trong thời gian tới.
    Hoạt động truyền thông tương tác tại bảo tàng luôn đóng vai trò quan trọng và cấp thiết, là cầu nối kết hợp giữa các phương tiện truyền thống với các yếu tố kỹ thuật số mang tính cải tiến, hiện đại, tạo sức ảnh hưởng trong xã hội đồng thời mở ra một không gian tương tác mới với khách tham quan, giúp công chúng có những trải nghiệm sâu hơn với không gian trưng bày và các hiện vật của bảo tàng.
    Xu hướng truyền thông của các bảo tàng hiện nay là tập trung vào việc ứng dụng công nghệ số và mạng xã hội để tạo sự kết nối mạnh mẽ hơn với cộng đồng và công chúng tham quan.Việc ứng dụng các mạng xã hội và các phương tiện truyền thông đa dạng là một hình thức truyền tải gián tiếp thông điệp, tạo ra trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn hơn cho khách tham quan.
    Tọa đàm khoa học là diễn đàn học thuật để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, thảo luận giữa các đơn vị trong lĩnh vực văn hóa từ đó có những định hướng, giải pháp hiệu quả trong hoạt động truyền thông tương tác ứng dụng vào thực tiễn đối với Bảo tàng Tôn Đức Thắng. 

     

    Đồng chí  Phạm Thành Nam, Giám đốc Bảo tàng Tôn Đức Thắng và Tiến sĩ Nguyễn Đức Tuấn, Phó Trưởng Khoa Truyền thông, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh - Chủ toạ.

     

     

    Báo cáo viên, Thạc sĩ Vũ Chi Mai, Giảng viên Khoa Truyền thông, Trường Đại học Văn hóa 
    Thành phố Hồ Chí Minh.

     


    Ông Nguyễn Quang Vinh, đại diện nhóm truyền thông Zám chia sẻ kinh nghiệm.


     

    Đại diện Bảo tàng Chứng tích chia sẻ kinh nghiệm. 
     

    Nhóm sinh viên Trường Đại học RMIT đang chia sẻ kinh nghiệm khi làm đồ án tốt nghiệp nhận diện thương hiệu tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.

     


    Đại biểu tham dự toạ đàm chụp hình lưu niệm.

    Ghi rõ nguồn baotangtonducthang.vn khi phát hành lại thông tin từ nguồn này.

    Bài viết khác

    Giờ mở cửa

    Bảo tàng Tôn Đức Thắng tổ chức phục vụ hoạt động thăm viếng, dâng hoa, dâng hương, tham quan hệ thống trưng bày giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng (số 5 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) từ ngày 03 tháng 01 năm 2025 (Các ngày trong tuần trừ Thứ Hai).
    Buổi sáng: Từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, 
    Buổi chiều: Từ 13 giờ đến 17 giờ.

     

    Địa chỉ

    Xem bản đồ chỉ đường
    Đăng ký tham quan