Chương trình giáo dục "Vui để học" và chuyến thử nghiệm tại An Giang, Côn Đảo

Chương trình giáo dục "Vui để học" và chuyến thử nghiệm tại An Giang, Côn Đảo

Ngày đăng: 03/01/2024
In Trang
Cỡ chữ

         Nhằm đa dạng hóa công tác tuyên truyền – giáo dục về cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng đến mọi tầng lớp nhân dân, từ đầu năm 2017, Phòng Trưng bày - Tuyên truyền Bảo tàng Tôn Đức Thắng đã xây dựng một chương trình giáo dục song ngữ (Việt-Anh) hoàn toàn mới với tên gọi “Vui để học – Fun to learn” gồm ba vòng thi đấu: Loại trừ, Tiếp sức và Chinh phục.

         Vòng Loại trừ: Từ 100 thí sinh ban đầu, vòng loại trừ sẽ loại 90 thí sinh sau 10 câu hỏi. Đây là vòng thi đấu có sức cạnh tranh rất cao, đòi hỏi các thí sinh tập trung để trả lời chính xác các câu hỏi mà ban tổ chức đưa ra. Kết thúc vòng loại trừ, Ban Tổ chức sẽ chia 10 thí sinh còn lại thành 2 nhóm để bước tiếp vào vòng tiếp sức.

    Các thí sinh giơ bảng trả lời câu hỏi của vòng Loại trừ

         Vòng Tiếp sức: Được chia làm 2 phần: khởi động và tiếp sức. Phần khởi động cả hai đội sẽ thi múa dân vũ. Đội nào múa đều, đẹp sẽ chiến thắng và ưu tiên chọn một trong ba gói câu hỏi “Ai, Ở đâu, Khi nào” của phần tiếp sức và mỗi gói có năm câu hỏi, hai đội sẽ tranh nhau bấm chuông để giành quyền trả lời. Kết thúc 2 gói câu hỏi mà hai đội đã chọn, đội nào số điểm cao hơn sẽ vào vòng Chinh phục. Nếu cả hai đội bằng điểm, ban tổ chức sẽ mở gói câu hỏi thứ 3 để phân định thắng thua. Đây là vòng thi kết hợp giữa kiến thức và sự nhanh nhạy để bấm chuông trả lời câu hỏi.

    2 đội đang nghe câu hỏi để giành bấm chuông trả lời của vòng Tiếp sức

         Vòng Chinh phục: 5 thí sinh của đội chiến thắng vòng Tiếp sức sẽ đấu trực tiếp với nhau tại vòng Chinh phục chỉ với 3 câu hỏi là các video clip. Do đó 5 thí sinh sẽ phải chăm chú xem phim, nhớ từng lời nói của người thuyết minh và bấm chuông thật nhanh để giành quyền trả lời. Sau 2 câu hỏi thì chỉ có 2 thí sinh được bước vào vòng chung kết. Lúc này câu hỏi số 3 sẽ mở ra để phân định ai sẽ là quán quân của chương trình.

    Hai thí sinh xuất sắc của chương trình đang thi đấu để giành ngôi quán quân chương trình “Vui để học”

         Tuy chương trình giáo dục “Vui để học” đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng đã được sự đồng tình về nội dung và hình thức thi đấu của các đơn vị tham gia phối hợp. Với các ưu điểm như: không phụ thuộc vào số lượng thí sinh tham gia phải quá đông, có sự kết hợp về thể thức thi đấu cá nhân và đồng đội, giúp các thí sinh không những tự phát huy khả năng bản thân mà còn phối hợp tốt với đồng đội để cùng nhau trả lời những câu hỏi do Ban tổ chức đưa ra một cách chính xác.

         Với phương châm “học mà chơi, chơi mà học”, chương trình đã tạo sự thích thú cho các thí sinh. Hơn nữa, quá trình xem phim tư liệu về Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã giúp thí sinh lắng nghe, ghi nhớ, qua đó hiểu sâu sắc hơn những mốc lịch sử quan trọng, các sự kiện, hình ảnh liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp Bác Tôn.

         Hiện tại, Bảo tàng Tôn Đức Thắng đang có 3 chương trình giáo dục là: Em yêu lịch sử, Ai nhớ nhiều nhất và Vui để học. Trong tương lai, Phòng Trưng bày Tuyên truyền Bảo tàng Tôn Đức Thắng sẽ nhân rộng các chương trình giáo dục đang có đến mọi nơi, đồng thời sẽ nghiên cứu, xây dựng thêm các chương trình khác ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Qua đó góp phần tuyên truyền hình ảnh Chủ tịch Tôn Đức Thắng đến với nhân dân một cách trực quan, sinh động nhất.

    Một số hình ảnh tại An Giang và Côn Đảo:

    1. Tại Cù lao Ông Hổ - An Giang:

    Các thí sinh giơ bảng trả lời câu hỏi của vòng Loại trừ

    2 đội đang nghe câu hỏi để giành bấm chuông trả lời của vòng Tiếp sức

     

    Ông Nguyễn Minh Sang (ngoài cùng bên trái) – Giám đốc Khu lưu niệm Thời niên Thiếu Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại An Giang cùng ông Phạm Thành Nam (Ngoài cùng bên phải) – Giám đốc Bảo tàng Tôn Đức Thắng, trao giải cho 5 thí sinh xuất sắc của chương trình

    2. Tại Côn Đảo:

    Các chiến sĩ lực lượng vũ trang đang xem phim tư liệu về Chủ tịch Tôn Đức Thắng

    Các chiến sĩ lực lượng vũ trang đang giơ bảng trả lời câu hỏi của vòng Loại trừ

    Các chiến sĩ lực lượng vũ trang đang thi múa dân vũ của vòng Tiếp sức

    Thiếu tá Trần Văn Thị - Phó Công an huyện Côn Đảo – trao giải thưởng cho hai thí sinh xuất sắc nhất của chương trình “Vui để học”

    Ghi rõ nguồn baotangtonducthang.vn khi phát hành lại thông tin từ nguồn này.

    Giờ mở cửa

    Bảo tàng Tôn Đức Thắng tổ chức phục vụ hoạt động thăm viếng, dâng hoa, dâng hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng (số 5 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2024 (Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần hoặc theo đăng ký của các tổ chức, cá nhân).
    Buổi sáng: Từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, 
    Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.

     

    Địa chỉ

    Xem bản đồ chỉ đường
    Đăng ký tham quan